Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Sớm hay muộn Trung Quốc buộc phải đồng ý COC
Dù sao, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đồng ý COC mà các nước ASEAN đưa ra, bởi có 2 nguyên nhân cơ bản buộc Trung Quốc phải thay đổi phương pháp thực hiện chiến lược.

 


Đương nhiên, Bắc Kinh chẳng mấy vui vẻ, thậm chí tờ Nhân dân nhật báo hôm 16/8 đã khẳng định, dù Trung Quốc có đồng ý COC, hòa bình chưa chắc đã có ở Biển Đông nếu không theo luật chơi của Trung Quốc.

 

Thực ra đây chỉ là biểu hiện một thái độ cay cú, hậm hực của một tờ báo hay thậm chí của giới quá khích trước một chiến lược lớn đầy tham vọng của mình không thành công, chứ không phải là cái tầm, tư cách, của một quốc gia trong xã hội hiện đại.

 

Chẳng ai, chẳng quốc gia nào ép Trung Quốc ký hay không ký COC mà chính căn cứ từ yếu tố chủ quan, khách quan tình hình khu vực, Trung Quốc biết phải làm gì để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Khi đã ký COC là phải thực hiện, còn thực hiện nghiêm túc hay không thực hiện là quyền của Trung Quốc, nhưng nếu thế, ký mà không thèm thực hiện, hệ lụy, hậu quả của thái độ, hành động đó sẽ khôn lường.

 

Dù sao, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đồng ý COC mà các nước ASEAN đưa ra, bởi có 2 nguyên nhân cơ bản buộc Trung Quốc phải thay đổi phương pháp thực hiện chiến lược.

 

Tình thế Biển Đông đã thay đổi

 

Với Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông Nam Á), nếu như có đủ khả năng thì Trung Quốc có thừa ngạo mạn để vẽ cái gọi là “Bản đồ đường lưỡi bò” đến tận eo biển Malacca.

 

Eo biển Malacca và Biển Đông có thể nói là con đường “sinh mạng” của không những Trung Quốc mà còn là của Nhật Bản. Mỹ cũng tuyên bố có “lợi ích quốc gia” ở đây. Do vậy, bảo vệ an ninh hàng hải, an toàn cho hàng hải trên Biển Đông và eo biển Malacca là mong muốn không của riêng ai.

 

Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào, tùy theo khả năng đều cũng muốn khống chế tuyến hàng hải này khi cần thiết. Đây chính là “cái núng đồng tiền của nữ thần chiến tranh” hay là mầm mống đầy quyến rũ nhưng vô cùng nguy hiểm.

 

Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực ĐNA, Biển Đông với họ vừa là chủ quyền bao đời nay sinh sống tồn tại, vừa có quyền chủ quyền theo UNCLOS…

 

Như vậy có thể nói, Biển Đông không phải của riêng ai, cho nên, ý tưởng chiếm trọn một mình là sẽ gặp vô vàn khó khăn, sẽ bị nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới chống lại. Tách Mỹ, Nhật Bản, Nga… ra khỏi Biển Đông, cũng như tách Trung Quốc ra khỏi eo biển Hormuz vì không liên quan là không hợp logic trong thời buổi toàn cầu hóa.

 

Chiếm trọn Biển Đông bằng cách vẽ trên bản đồ thì chẳng có ý nghĩa gì, chỉ khi nào Trung Quốc áp đặt được luật của Trung Quốc trên Biển Đông mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tuân thủ, mới coi như chiếm trọn được Biển Đông.

 

Nhưng, muốn như vậy thì phải bằng sức mạnh, mà trong tình hình hiện nay, đối đầu với một ASEAN đoàn kết đã là khó khăn, không thể ngày một ngày hai làm chủ được tình hình, trong khi nền kinh tế lại quá nhạy cảm với 29/39 tuyến đường của Trung Quốc trên Biển Đông, huống chi gồm cả Mỹ, Nhật Bản sẽ can thiệp thì Trung Quốc chưa thể.

 

Sẽ là duy ý chí nếu Trung Quốc quyết tâm thực hiện bằng được chiến lược này.

 


Tương lai u ám của đường ống chiến lược của Trung Quốc xây dựng tại Myanmar gây khó khăn cho chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà”.

 

Cục diện địa chính trị ĐNA đã thay đổi

 

Ở đây, Myanmar là điểm nóng mà chúng ta cần quan tâm nhất trong chiến lược của Trung Quốc.

 

Trong thời kỳ bị cấm vận, Myanmar đã trở thành cái sân sau hoàn toàn của Trung Quốc như thuộc địa. Với vị trí địa lý, tài nguyên năng lượng, Myanmar có một địa chiến lược cực kỳ quan trọng với Trung Quốc mà biểu hiện rõ nhất là 2 đường ống dẫn dầu và khí đốt được khởi công từ năm 2004.

 

Nó gồm 2 đường song song, một cho dẫn dầu từ Trung Đông với công suất 22 triệu tấn và một cho dẫn khí đốt sản xuất tại chỗ với công suất 12 tỷ m3. Cả 2 đường ống dẫn này có chiều dài 739km, bắt đầu từ các mỏ khí tự nhiên ở bang Rakhine chạy qua Vân Nam và Quảng Tây là điểm cuối cùng.

 

Ngày 28/7/2013, dòng khí tự nhiên bắt đầu vận chuyển qua đường ống, nhưng thấp hơn nhiều so với dự kiến. Do bạo lực leo thang dọc theo đường ranh giới giữa bang Shan và Kachin, nơi có đường ống chạy qua Vân Nam đến Quảng Tây có khả năng bị trì hoãn thay vì hoàn thành vào tháng 9/2013, trong khi dầu chưa thể vận chuyển cho tới tháng 6/2014 (New York 7/8).

 

Việc xây dựng đường ống dẫn năng lượng trên đất liền Trung Quốc - Myanmar giúp cho Trung Quốc an toàn hơn thay cho tuyến vận chuyển đường biển qua eo biển Malacca và Biển Đông khi chiến sự nổ ra. Hơn ai hết, Trung Quốc đã biết rõ ngón đòn này khi đã cho Nhật Bản nếm sự lợi hại bằng cách cắt nguồn cung đất hiếm.

 

Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng… phòng tình huống xấu nhất xảy ra cho kinh tế, an ninh quốc gia là sách lược không chỉ Trung Quốc áp dụng. Chính vì thế mà 2 đường ống Trung Quốc - Myanmar có tầm chiến lược rất quan trọng với Trung Quốc, đến mức khiến người ta cho rằng, hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã thực dân hóa dần dần khu vực có 2 đường ống này đi qua.

 

Nhưng, do chủ quan, đánh giá thấp trào lưu dân tộc chủ nghĩa trong ban lãnh đạo quân sự ở Myanmar mà Trung Quốc đã nhận được những bài học đầu tiên về hành động thực dân hóa của mình. Đó là tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar.

 

Từ khi Myanmar tiến hành chuyển đổi chính trị, lực lượng đối lập đã phát triển mạnh mẽ. Sự phản đối mạnh mẽ với dự án đập thủy điện Myitsone buộc Myanmar dừng dự án “theo ý nguyện của người dân” khiến Trung Quốc nổi giận.

 

Lo ngại với 2 đường ống chiến lược của mình là có cơ sở khi những nhà hoạt động xã hội lưu vong có mối quan hệ với Đảng phát triển dân tộc vùng Rakhine, nơi có đường ống dẫn dầu khí, bắt đầu đã ra thông báo chỉ trích dự án vào ngày dòng khí được bơm vào đường ống đầu tiên, ngày 28/7.

 

Đảng này cho rằng, khu vực này không nhận được lợi ích gì từ đường ống này.

 

Đây là miếng đất màu mỡ cho Mỹ “gieo giống” dân chủ để có thể khiến cho ít nhất đường ống phải “đàm phán lại”.

 

Khó khăn, mất an toàn cho 2 đường ống chiến lược của Trung Quốc chưa dừng ở đó. Trước năm 2010, do muốn bảo đảm an ninh cho đường ống, Trung Quốc đã hậu thuẫn cho các tổ chức chống nhà nước Myanmar như Kachin, Shan, Wa.

 

Hiện nay, Myanmar đang quyết tâm củng cố quyền kiểm soát với các nhóm thiểu số này để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực. Myanmar đã dùng đường ống dẫn dầu, khí này để làm đòn bẩy nhằm hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc (đã có lúc xung đột xảy ra khiến Trung Quốc phải điều quân đến biên giới).

 

Lúc này, Trung Quốc dù theo bên nào thì hậu quả đường ống chiến lược của nước này cũng đều bị lãnh đủ.

 

Đài tiếng nói nước Nga có một câu bình luận khá hay về đường ống Trung Quốc - Myanmar: “Trung Quốc vòng tránh bãi đá ngầm Mỹ ở eo biển Malacca” nhưng chưa đủ. Phải là “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa” mới đủ.

 

Đường ống chiến lược quan trọng của Trung Quốc chạy qua một môi trường an ninh bất ổn không theo luật lệ nào, khó dự đoán, khiến Trung Quốc sẽ vào thế bị động đối phó.

 

Trong khi đó, hoạt động thương mại, vận chuyển năng lượng trên tuyến đường hàng hải qua eo biển Malacca và Biển Đông của Trung Quốc chưa quốc gia nào cản trở, phong tỏa nếu như Trung Quốc không buộc họ phải làm thế.

 

Myanmar, ván cá cược chiến lược lớn của Trung Quốc đã cho kết quả. Liệu Trung Quốc có đủ tự tin, bản lĩnh để cá cược “con đường sinh mạng” của mình?
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Malaysia: Chúng tôi không quan tâm đến tranh chấp Biển Đông (29-08-2013)
    Tranh chấp biển đảo: Trung Quốc dùng "dương Đông kích Tây" (28-08-2013)
    Nhật dễ dàng đánh bại máy bay, tàu ngầm Trung Quốc (28-08-2013)
    Mỹ-Trung giành giật lợi ích trên Biển Đông (28-08-2013)
    Bộ trưởng Nhật: Trung Quốc đang khai thác bất đồng giữa các đồng minh (27-08-2013)
    Trung Quốc càng “hung hăng” trên Biển Đông, Mỹ - Philippines càng thân thiết (27-08-2013)
    Mỹ-Nhật-Philippines ‘lập kiềng’ bao vây Trung Quốc trên Biển Đông (26-08-2013)
    Thế giới hiểu sai Trung Quốc, Bắc Kinh không độc chiếm Biển Đông?! (26-08-2013)
    Tranh chấp trên Biển Đông: Trung Quốc có chịu thực thi phán quyết của tòa? (25-08-2013)
    Hoàn Cầu: Nói dã tâm độc chiếm Biển Đông, Lý Hiển Long đã hiểu lầm TQ? (24-08-2013)
    Campuchia kêu gọi các nước ASEAN hãy "gần gũi hơn với Trung Quốc" (23-08-2013)
    Bị cụm tàu sân bay Mỹ dọa khiến Quân đội Trung Quốc từng phải rút lui (23-08-2013)
    "Tác chiến không-biển có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân Mỹ-Trung" (23-08-2013)
    Mỹ rải căn cứ “vây” Trung Quốc như thế nào? (23-08-2013)
    Ông Lý Hiển Long cảnh báo: Trung Quốc được Senkaku nhưng sẽ mất tất cả (23-08-2013)
    Trung Quốc lo sợ gì trong vụ kiện của Philipines? (23-08-2013)
    Tại sao Trung-Nhật dễ xảy ra chiến tranh? (23-08-2013)
    Hải quân Trung Quốc chỉ đủ sức ‘bắt nạt’ hàng xóm (23-08-2013)
    Iskander-‘bảo bối’ giúp Nga sửa sai lầm ‘chủ quan khinh địch’ với Trung Quốc (21-08-2013)
    Ấn Độ, Nhật Bản "trêu ngươi" lại Trung Quốc? (21-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152765601.